Quy trình sản xuất ống gió vuông bằng công nghệ hiện đại
Máy cắt Plasma
Máy CNC Plasma đã đầu tư để chuyên cắt phụ kiện, công suất tối đa để đáp ứng yêu cầu về tiến độ dự án. Máy chạy phụ kiện, ghép mí, gò ống được đầu tư mới hoàn toàn hướng tới mang đến cho khách hàng sản phẩm ống gió hoàn hảo hơn.
Dây chuyền tự động III bao gồm : một khung cấp liêu kim loại, thiết bị làm phẳng và tạo gân tăng cứng. Thiết bị cắt góc vuông đột thủy lực, máy cắt thủy lực và máy gấp mép.
Hệ thống điều khiển điện sử dụng một màn hình cảm biến để tăng độ chính xác và độ tin cậy của dây chuyền sản xuất.
Tốc độ làm việc tối đa 15m/phút
Dung sai chiều dài +- 0,5mm
Dung sai đường chéo +-0,8mm
Quy trình sản xuất ống gió vuông bằng máy sản xuất tự động:
- Nạp nguyên liệu vào cuộn đỡ
- Kéo tôn cho vào máy
- Nắn thẳng, cán gân tăng cứng, rồi cắt góc và sau đó cắt đứt bằng máy
- Chạy mí đôi (hay còn gọi là mí kép) thông qua hệ thống chạy mí kép
- Chạy bích thông qua máy chạy bích đôi
- Hệ thống tay robot sẽ giữ tôn, rồi thực hiện bẻ tôn nhằm tạo nên sản phẩm thông qua hệ thống gập thủy lực
- Khép góc
Nạp nguyên liệu
Mục đích của quá trình này chính là đưa cuộn tôn cho vào giá đỡ nguyên liệu.
Sử dụng máy nâng để nâng cuộn nguyên liệu lên và cho trục đỡ vào trong cuôn tôn. Khi trục đỡ được cho vào trong cuộn tôn thì sử dụng máy nâng nhằm đưa cuộn tôn lên trục đỡ. Từ đó, quá trình nạp nguyên liệu được hoàn tất.
Kéo nguyên liệu
Bắt đầu thực hiện kéo nguyên liệu, lực kéo được hỗ trợ bằng hệ thống nắn thẳng và cán gân. Đưa mép tôn vào trong những rolo kéo nguyên liệu, rồi khởi động máy. Hệ thống kéo nguyên liệu sẽ tự động kéo và tháo nguyên liệu từ cuộn tôn nhằm đưa vào máy Autoline III.
Nắn thẳng, cán gân tăng cứng
Máy Autoline III có 3 rolo nắn thẳng nhằm nắn thẳng bề mặt của vật liệu. Từ đó có thể giải quyết vật liệu có bề mặt không bằng phẳng. Sau quá trình vật liệu đi qua hệ thống nắn thẳng. Vật liệu sẽ được đưa trở về trạng thái bằng phẳng nhằm tạo nên một sản phẩm ống gió đẹp và đúng với tiêu chuẩn.
Autoline III có 2 rolo cán gân tăng cứng nhằm tạo ra đường gân để tăng thêm độ cứng cho vật liệu. Nhằm giúp ống gió có được độ cứng cao hơn, khó bị bóp méo khi đã trở thành thành phẩm. Khi vật liệu đi qua, lúc này hệ thống cán gân tăng cứng vật liệu sẽ tạo rãnh gân dạng hình vuông có góc gần vuông.
Cắt góc
Sau khi nguyên liệu được nắn thẳng, cán gân sẽ được đưa đến hệ thống cắt góc. Hệ thống cắt góc này bao gồm 4 dao cắt được bố trí đế cắt góc phù hợp.
Cắt đứt thành tấm
Giai đoạn cắt đứt vật liệu thành tấm để tiếp tục đưa vào các quy trình khác. Hệ thống dao cắt thủy lực được làm bởi thép SDK tôi cứng và mài bóng để tăng độ sắc bén. Vật liệu được lập trình sẵn kích thước. Khi qua dao cắt, tấm vật liệu sẽ rời khỏi cuộn tôn và đó cũng chính là kích thước đầy đủ nhằm tạo nên một ống gió vuông hoàn chỉnh.
Chạy mí kép
Sau khi vật liệu qua băng tải vật liệu thứ nhất, vật liệu được cố định để hệ thống chạy mí kép. Hệ thống chạy mí kép bao gồm một hệ thống rolo nhằm bé mép vật liệu thành mí kép. Sau quá trình chạy mí kép, hệ thống trở về vị trí ban đầu, vật liệu sẽ tiếp tục đi qua băng tải thứ 2 nhằm di chuyển tới hệ thống chạy bích.
Chạy bích
Sau quá trình qua hệ thống chạy bích đôi thì về cơ bản tấm vật liệu đã được hoàn thành. Chỉ cần thêm bẻ gập thành hình ống vuông nữa là sẽ tạo thành ống gió vuông.
Gập thành ống gió
Gập thành ống là quá trình cuối cùng của quy trình sản xuất ống gió. Vật liệu được cố định bởi hệ thống tay robot được lập trình sẵn. Nhằm đẩy vật liệu cho vào máy gấp với các kích thước được cài đặt sẵn. Từ đó tạo thành ống gió có kích thước đúng theo yêu cầu của đơn hàng.
Ghép mí, khép góc
Để ống gió được hoàn chỉnh, ống gió cần phải được ghép mí và khép góc bởi những ke góc. Và để ghép mí phải sử dụng máy ghép mí riêng hoặc có thể sử dụng ghép mí thủ công.
Bài viết liên quan: