1. Thông gió là gì?
Là quá trình thải không khí đã bị ô nhiễm (bởi các chất độc hại và nhiệt) ra bên ngoài. Đồng thời thay thế vào đó là những chất khí đã được xử lý, không có chất độc hại, có nhiệt độ phù hợp và lượng oxi đảm bảo.
2. Mục đích
3. Phân loại thông gió
* Theo hướng chuyển động của gió
– Thông gió kiểu thổi
Thổi không khí sạch vào phòng và không khí trong phòng thải ra bên ngoài qua các khe hở của phòng nhờ chênh lệch cột áp
- Hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng và không khí bên ngoài tràn vào phòng theo các khe hở hoặc cửa lấy gió tươi nhờ chênh lệch cột áp.
– Thông gió kết hợp
- Kết hợp cả hút xả lẫn thổi vào phòng, đây là phương pháp hiệu quả nhất.
* Theo động lực tạo ra thông gió
– Thông gió tự nhiên:
- Là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ chênh lệch cột áp. Thường cột áp được tạo ra do chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong.
– Thông gió cưỡng bức:
- Quá trình thông gió thực hiện bằng ngoại lực tức là sử dụng quạt. Đây là phương pháp hay được sử dụng nhất tại các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất lớn, nơi có nhiều khói bụi, hóa chất, mùi khó chịu, độ ẩm,…mang lại hiệu quả rất cao và cho chất lượng không khí tốt.
* Theo phương pháp tổ chức
– Thông gió tổng thể: Thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay công trình.
– Thông gió cục bộ: Thông gió cho một khu vực nhỏ đặc biệt trong phòng hay các phòng có sinh các chất độc hại lớn.
* Theo mục đích
– Thông gió bình thường: nhằm loại bỏ các chất độc hại, nhiệt thừa, ẩm thừa và cung cấp ôxi cho sinh hoạt của con người.
– Thông gió sự cố :
- Nhiều công trình có trang bị hệ thống thông gió nhằm khắc phục các sự cố xảy ra.
4. Thông gió cưỡng bức
* Thông gió cục bộ: thông gió cho một khu vực nhỏ hẹp.
– Trong công nghiệp người ta sử dụng 2 cách: thông gió cục bộ và thông gió hút cục bộ.
+ Thông gió thổi cục bộ:
+ Thông gió hút cục bộ
– Trong các công trình dân dụng người ta thường sử dụng các quạt gắn tường. Gắn trần và hút trực tiếp không khí từ bên trong phòng thổi ra bên ngoài. Để thông gió người ta có thể thổi không khí bên ngoài vào phòng. Tuy nhiên nếu phòng có sinh ra nhiều chất độc hại thì không được làm theo cách này. Vì có thể tràn ra các phòng xung quanh.
* Thông gió tổng thể:
Là thông gió cho một vùng rộng hoặc một tập hợp gồm nhiều phòng. Để thực hiện được thông gió tổng thể cần thiết phải có hệ thống kênh gió. Quạt thông gió thường đặt trên và có lưu lượng lớn. Thông gió tổng thể có thể kết hợp với hệ thống điều hòa trung tâm. Với chức năng cung cấp khí tươi cho hệ thống.
Bài viết liên quan: