Hệ thống thông gió và cấp gió tươi

Hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng

1. Thông gió là gì?

Là quá trình thải không khí đã bị ô nhiễm (bởi các chất độc hại và nhiệt) ra bên ngoài. Đồng thời thay thế vào đó là những chất khí đã được xử lý, không có chất độc hại, có nhiệt độ phù hợp và lượng oxi đảm bảo.

Hệ thống thông gió và cấp gió tươi
Hệ thống thông gió

 

2. Mục đích

Thông gió có nhiều mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào từng công trình và phạm vi nhất định. Các mục đích chính bao gồm:
– Thải các chất độc hại trong phòng ra bên ngoài. Trong không gian sinh hoạt chất độc hại phổ biến nhất là CO2.
– Thải nhiệt thừa và ẩm thừa ra bên ngoài.
– Cung cấp lượng ôxi cần thiết cho sinh hoạt của con người.
– Trong một số trường hợp đặc biệt là để khắc phục các sự cố như lan toả chất độc hại hoặc hoả hoạn.


3. Phân loại thông gió

* Theo hướng chuyển động của gió

– Thông gió kiểu thổi 

Thổi không khí sạch vào phòng và không khí trong phòng thải ra bên ngoài qua các khe hở của phòng nhờ chênh lệch cột áp

Ưu điểm: có thể cấp gió đến các vị trí cần thiết, nơi tập trung nhiều người hoặc nhiều nhiệt thừa, ẩm thừa, tốc độ gió luân chuyển thường lớn.
Nhược điểm: áp suất trong phòng là dương nên gió trần ra mọi hướng, nên có thể tràn vào các khu vược không mong muốn.
 
– Thông gió kiểu hút
 
  • Hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng và không khí bên ngoài tràn vào phòng theo các khe hở hoặc cửa lấy gió tươi nhờ chênh lệch cột áp.
Ưu điểm: có thể hút trực tiếp không khí ô nhiễm tại nơi phát sinh, không cho phát tán ra trong phòng, lưu lượng thông gió nhờ vậy không yêu cầu quá lớn, nhưng hiệu quả cao.
Nhược điểm: gió tuần hoàn trong phòng rất thấp, hầu như không có sự tuần hoàn đáng kể, mặt khác không khí tràn vào phòng tương đối tự do, do đó không kiểm soát được chất lượng gió vào phòng, không khí từ những vị trí không mong muốn có thể tràn vào.
– Thông gió kết hợp 
  • Kết hợp cả hút xả lẫn thổi vào phòng, đây là phương pháp hiệu quả nhất.
Thông gió kết hợp giữa hút xả và thổi gồm hệ thống quạt hút và thổi. Vì vậy có thể chủ động hút không khí ô nhiễm tại những vị trí phát sinh chất độc và cấp vào những vị trí yêu cầu gió tươi lớn nhất. 
Ưu điểm: có tất cả các ưu của hai phương pháp nêu trên.
Nhược điểm: chi phí đầu tư cao hơn.
 

Theo động lực tạo ra thông gió

– Thông gió tự nhiên:
  • Là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ chênh lệch cột áp. Thường cột áp được tạo ra do chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong. 
– Thông gió cưỡng bức:
  • Quá trình thông gió thực hiện bằng ngoại lực tức là sử dụng quạt. Đây là phương pháp hay được sử dụng nhất tại các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất lớn, nơi có nhiều khói bụi, hóa chất, mùi khó chịu, độ ẩm,…mang lại hiệu quả rất cao và cho chất lượng không khí tốt.

* Theo phương pháp tổ chức

– Thông gió tổng thể: Thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay công trình.
– Thông gió cục bộ: Thông gió cho một khu vực nhỏ đặc biệt trong phòng hay các phòng có sinh các chất độc hại lớn.

* Theo mục đích

– Thông gió bình thường: nhằm loại bỏ các chất độc hại, nhiệt thừa, ẩm thừa và cung cấp ôxi cho sinh hoạt của con người.
– Thông gió sự cố :
  • Nhiều công trình có trang bị hệ thống thông gió nhằm khắc phục các sự cố xảy ra.
+ Đề phòng các tai nạn tràn hoá chất: Khi xảy ra các sự cố hệ thống thông gió hoạt động và thải khí độc đến những nơi định sẵn hoặc ra bên ngoài.
+ Khi xảy ra hoả hoạn: Để lửa không thâm nhập các cầu thang và cửa thoát hiểm, hệ thống thông gió hoạt động và tạo áp lực dương trên nhưng đoạn này để mọi người thoát hiểm dễ dàng.
Hệ thống thông gió sự cố chỉ hoạt động khi xảy ra sự cố.

 

4. Thông gió cưỡng bức

Thông gió nhờ quạt gọi là thông gió cưỡng bức. Được phân loại như sau:

* Thông gió cục bộ: thông gió cho một khu vực nhỏ hẹp.

– Trong công nghiệp người ta sử dụng 2 cách: thông gió cục bộ và thông gió hút cục bộ.

+ Thông gió thổi cục bộ:
 Khi cần thông gió cho một khu vực nhỏ ví dụ như khu vực nhiệt độ cao và có nhiều chất độc hại người ta bố trí các miệng thổi gió tại vị trí người đang làm việc. Các miệng thổi thường có dạng hoa sen.
 
Trong một số trường hợp khác người ta sử dụng thiết bị làm mát kiểu di động . Thiết bị này gồm bơm, quạt và một tủ đứng bên trong có bố trí các vòi phun nước, lớp lọc chắn nước. Không khí trong phòng được quạt hút vào thiết bị , đi qua ngăn phun nước trao đổi nhiệt ẩm và hạ nhiệt độ trước khi thổi ra làm mát .
 
Thông gió hút cục bộ 
Chụp hút: Chụp hút là dạng hút cục bộ đơn giản và phổ biến. Thường được sử dụng để hút thải gió nóng, bụi, khí độc có tính chất nhẹ hơn không khí.
Nếu chụp có dạng chữ nhật thì kích thước của chụp được xác định như sau:
A = a + 0,8 Za , m
B = b + 0,8 Za , m
trong đó a, b là kích thước các cạnh của vật sinh chất độc hại
A, B là kích thước chụp chữ nhật
Za – Khoảng cách từ chụp tới chụp hút
Nếu chụp hút dạng tròn thì đường kính của miệng chụp xác định như sau
D = dH + 0,8 Za
trong đó dH là đường kính của vật phát sinh chất độc hại
Góc loe của chụp ϕ thường được lấy là 60o, hs = 0,1 ÷ 0,3m
– Tủ hút: Tủ hút dùng để hút thải các loại khí độc bên trong tủ để thải ra ngoài. Khác với chụp hút, tủ hút là nơi người công nhân thực hiện các thao tác công việc.
 
– Phểu hút: Phểu hút được sử dụng để thải các loại bụi, hơi độc ở các thiết bị công nghệ như máy móc gia công cơ khí, máy dệt ..vv

– Trong các công trình dân dụng người ta thường sử dụng các quạt gắn tường. Gắn trần và hút trực tiếp không khí từ bên trong phòng thổi ra bên ngoài. Để thông gió người ta có thể thổi không khí bên ngoài vào phòng. Tuy nhiên nếu phòng có sinh ra nhiều chất độc hại thì không được làm theo cách này. Vì có thể tràn ra các phòng xung quanh.

* Thông gió tổng thể: 

Là thông gió cho một vùng rộng hoặc một tập hợp gồm nhiều phòng. Để thực hiện được thông gió tổng thể cần thiết phải có hệ thống kênh gió. Quạt thông gió thường đặt trên và có lưu lượng lớn. Thông gió tổng thể có thể kết hợp với hệ thống điều hòa trung tâm. Với chức năng cung cấp khí tươi cho hệ thống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *