Giá vật liệu tăng cao khiến các đơn vị nhà thầu cơ điện điêu đứng

Trở lại với nhịp cầu khôi phục kinh tế sau đại dịch covid 19; giá vật liệu xây dựng tăng cao đột biến kể từ tháng 2 năm 2021 với nhiều bảng giá điều chỉnh. Khiến chi phí đầu tư công trình trở nên cao nên hơn rất nhiều so với dự kiến thầu ban đầu.

Hiện nay để có thể kìm hãm được giá vật tư chung của ngành xây dựng. Tuy có rất nhiều giải pháp đã được chính phủ đặt ra; song thực tế tính tới thời điểm hiện tại giá thành của vật liệu vẫn chưa được bình ổn; và vẫn có xu thế tiếp tục tăng cao trong tháng 5 tới. Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa khiến tình huống này vẫn tiếp tục tiếp diễn; ảnh ưởng không nhỏ đến các nhà thầu cơ điện.

Nguyên nhân dẫn tới giá vật liệu tăng cao

Giá vật liệu tăng 

Từ đầu năm đến nay nói chung giá thép, tôn, xi măng, …tất cả vật liệu đều tăng vọt. Nguyên nhân chính sảy ra tình trạng này đó là nhu cầu tăng cao nhưng cung thiếu hụt. Nhiều chuyên gia cho rằng chính sách nhập khẩu phế liệu trở lại từ tháng 1 – 2021 của Trung Quốc ảnh hưởng đến phế liệu toàn cầu; bởi thị trường này đang chiếm gần 60% sản lượng thép thô trên toàn thế giới. Đơn cử tháng 3 – 2021, giá thép phế liệu nội địa tiếp tục tăng nhẹ từ 300 đồng/kg lên mức 8.850 – 9.100 đồng/kg. Giá thép nhập khẩu ở mức 438 USD/tấn. Hơn hết thì giá vật tư nguyên liệu sản xuất tăng. Chẳng hạn giá phôi thép, thép phế và nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thép tăng cao trên toàn cầu. Giá quặng sắt hiện ở mức trên 170 USD/tấn; tăng 55% so với cuối năm 2020 và gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.

Cầu nhiều hơn cung 

Bên cạnh đó thì tất cả các nước đang trong giai đoạn khôi phục kinh tế. Trong đó thì Trung Quốc lại đang đang cắt giảm sản lượng thép nhằm bảo vệ môi trường. Đây cũng được coi là một nguyên liệu chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung thép, trong khi nhu cầu thép lại càng tăng cao.

Nói riêng về tình trạng vật liệu đầu vào của bộ phận gia công hệ thống ống gió, phụ kiện ống gió, … Tính tới thời điểm hiện tại giá của vật tư đầu vào các chủng loại tôn đều lần lượt gia tăng chóng mặt. Chẳng hạn như mặt hàng tôn hoa sen với các văn bản điều chỉnh lần lượt như:

Bảng giá điều chỉnh của tập đoàn Hoa Sen qua nhiều đợt 

Ảnh hưởng của giá vật liệu tăng

Với nhiều hệ thống dự án đã chào thầu, giá nguyên vật liệu tăng làm chi phí xây dựng tăng mạnh. Điều đó sẽ làm giảm lợi nhuận, thậm chí gây thua lỗ cho các đơn vị thầu. Vậy nên hiện tại có rất nhiều đơn vị thi công dự án lớn đứng trước bờ vực thẳm. Bên cạnh đó thì chi phí đầu tư tiêu tốn, chúng cũng sẽ làm hao hụt tài chính của các nhà đầu tư; mà trong đó thì người dân chính là người chịu hậu quả chung.

Ngoài ra có rất nhiều đơn vị lợi dụng tình hình căng thẳng chung. Gom “Ủ” nhằm thúc đẩy giá vật tư tăng mạnh rồi bán lấy lời. Đây cũng được coi là một văn hoá xấu gây biến động thị trường; mà kinh tế nhà nước chính là bộ phận cuối cùng bị ảnh hưởng nói chung. Chưa dừng lại ở đó, theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá vật tư có thể tăng đến hết quý III năm 2020.

Ngoài việc phân bổ tài chính đúng đắn thì hàng nghìn doanh nghiệp mong rằng trong thời gian sớm nhất. Chính phủ và các bộ liên quan sẽ có những giải pháp thiết thực hơn; để có thể kìm hãm và bình ổn giá.

 

Đánh giá cho bài viết này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn