Quy trình 4 bước nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cho dự án

Nghiệm thu phòng cháy chữa cháy để các dự án công trình được đưa vào sử dụng và khai thác, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy là một bước vô cùng quan trọng. Với tình hình hỏa hoạn thường xuyên xảy ra như hiện nay thì việc nghiệm thu phòng cháy chữa cháy càng phải được kiểm tra cẩn thận và tỉ mỉ. Đặc biệt hệ thống thông gió thoát khói theo tiêu chuẩn TCVN 5687: 2010, theo Nghị định 136Quy chuẩn 06

Các sản phẩm ống gió chống cháy, van ngăn cháy nằm trong hệ thống hút khói cần phải được kiểm định trước khi nghiệm thu. Nhiều chủ đầu tư, nhà thầu hiện nay chưa nắm bắt rõ ràng quy trình nghiệm thu này. Chính vì thế hôm nay Kaiyo sẽ giới thiệu quy trình gồm 4 bước nghiệm thu phòng cháy cho công trình.

Nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cho dự án 01
Nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cho dự án 01

Nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cho dự án gồm 4 bước

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để nghiệm thu

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, hồ sơ nghiệm thu phòng cháy chữa cháy bao gồm các tài liệu sau:

  • Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy: Kèm theo hồ sơ đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đóng dấu thẩm duyệt.
  • Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy: Xác nhận các phương tiện này đã qua kiểm định và đảm bảo chất lượng.
  • Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy: Bao gồm biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống.
  • Bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy chữa cháy: Và các hạng mục liên quan phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
  • Tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy: Bao gồm quy trình vận hành, bảo dưỡng các thiết bị và hệ thống.
  • Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục hệ thống phòng cháy chữa cháy: Xác nhận các hạng mục và hệ thống đã hoàn thành và được kiểm tra nghiệm thu.
  • Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy: Của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Các tài liệu trong hồ sơ phải được xác nhận bởi chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát và đơn vị thi công. Nếu tài liệu bằng tiếng nước ngoài, phải dịch sang tiếng Việt.

Bước 2: Nộp hồ sơ để nghiệm thu phòng cháy chữa cháy

Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này kèm theo báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và giải pháp phòng cháy và chữa cháy và văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC11) cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó theo một trong các hình thức sau:

– Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;

– Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);

– Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Thời gian nộp hồ sơ tối thiểu trước 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A hoặc tối thiểu trước 07 ngày làm việc đối với các công trình còn lại và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy so với ngày chủ đầu tư, chủ phương tiện đề nghị tổ chức kiểm tra nghiệm thu.

Lưu ý: Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ của cơ quan chức năng

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào 02 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào 02 bản Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).

Bước 4: Thông báo kết quả xử lý hồ sơ

– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;

– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc đề nghị hướng dẫn, bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;

– Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy đến địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.

Ngoài ra, trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A hoặc 07 ngày làm việc đối với các dự án công trình còn lại và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu (Mẫu số PC 10).

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC 12) và trả lại hồ sơ nghiệm thu đã nhận trước đó cho chủ đầu tư, chủ phương tiện.

Trường hợp không chấp thuận kết quả nghiệm thu thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Những lưu ý nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cho van chặn lửa và ống gió chống cháy

Van ngăn cháy và ống gió chống cháy là 2 vật tư và thiết bị chính cấu thành hệ thống hút khói phòng cháy chữa cháy. Hiện nay ống gió và van gió chống cháy phải đạt được tiêu chuẩn EI. Vì là đơn vị cung cấp 2 sản phẩm này nên thông thường Kaiyo Việt Nam sẽ cung cấp các giấy tờ, hồ sơ kiểm định khi giao hàng cho quý khách hàng.

Ống gió thạch cao đã được kiểm định theo mẫu đạt tiêu chuẩn ei
Ống gió thạch cao đã được kiểm định theo mẫu đạt tiêu chuẩn ei

Các sản phẩm van gió và ống gió của Kaiyo đã được nghiên cứu phát triển và đốt mẫu thành công đã được cơ quan chức năng kiểm định theo mẫu. Chính vì thế để dễ dàng trong khâu nghiệm thu, Kaiyo khuyến cáo quý khách hàng sử dụng đúng sản phẩm của các đơn vị đã được cấp chứng nhận kiếm định theo mẫu.

 

Đánh giá cho bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn