Cấp lạnh trong hệ thống điều hòa

Hệ thống điều hòa được lắp đặt theo tiêu chuẩn TCVN 5687: 2010

Trong hệ thống điều hòa không khí, yếu tố quan trọng nhất của hệ thống chính là bộ phận cấp lạnh. Để hiểu hơn về phương pháp và cách thức cấp lạnh trong hệ thống điều hòa không khí. Hãy cùng chúng tôi – Kaiyo Việt Nam tham khảo yêu cầu và phương pháp cấp lạnh được nghiên cứu và quy định trong tiêu chuẩn thiết kế thông gió – điều hòa không khí trong tiêu chuẩn TCVN 5687: 2010.

Yêu cầu

+ Cần phải thiết kế hệ thống cấp lạnh từ nguồn lạnh tự nhiên hay nhân tạo; nếu thông số vi khí hậu theo tiêu chuẩn không thể bảo đảm được bằng các biện pháp làm mát bay hơi trực tiếp hoặc bay hơi gián tiếp. Việc chọn nguồn lạnh phải có cơ sở kinh tế – kỹ thuật.

+ Hệ thống cấp lạnh thường phải gồm hai hay nhiều tổ máy hoặc hệ máy lạnh. Cũng có thể cấu tạo một máy lạnh hay một hệ thống làm lạnh với khả năng điều chỉnh được công suất lạnh. Cần có một máy lạnh dự phòng đối với hệ thống ĐHKK cấp 1 hoạt động suốt ngày đêm.

+ Số máy lạnh dùng cho mục đích ĐHKK trong nhà sản xuất cần được xác định. Chúng  xuất phát từ điều kiện dao động của khí hậu ngoài trời và điều kiện bảo đảm yêu cầu công nghệ của dây chuyền sản xuất; khi một máy lạnh công suất lớn nhất bị sự cố ngừng hoạt động.

+ Tổn thất lạnh trên thiết bị và trên đường ống của hệ thống cấp lạnh cần được xác định bằng tính toán (tính bảo ôn); song không được vượt quá 10% công suất lạnh của hệ thống lạnh.

Giàn lạnh bay hơi trực tiếp (giàn bay hơi môi chất lạnh) được phép áp dụng:

+  Đối với các phòng trong đó không sử dụng ngọn lửa để hở

+  Nếu giàn bay hơi đầu vào vòng tuần hoàn môi chất lạnh riêng biệt của một máy lạnh

+ Nếu lượng môi chất lạnh khi xả sự cố từ vòng tuần hoàn vào trong gian phòng có khối tích nhỏ nhất; không vượt nồng độ sự cố cho phép được nêu trong Bảng 2.

Bảng 2 – Nồng độ sự cố cho phép

Loại mi chất lạnhR22R123R134

A

R407

A

R410

A

R500
Thành phần theo khlượng: 73,8%R12 + 26,2%R152a
R502
Thành phn theo khi lượng: 48,8%R22 + 51,2%R115
Nồng độ sự cố cho phép, g/m3360360360360410410460

+ Nếu giàn lạnh phục vụ cho một nhóm phòng, thì nồng độ môi chất lạnh q, tính bằng g/m3 trong bất kỳ phòng nào cần được xác định theo công thức sau:

q =                                                                                          (5)

trong đó:

+ m là khối lượng môi chất lạnh trong vòng tuần hoàn lạnh, tính bằng gam (g)

+ LN là lưu lượng không khí ngoài cấp vào gian phòng tính toán, tính bằng mét khối trên giờ (m3/h)

+ Vp là thể tích gian phòng tính toán, tính bằng mét khối (m3);

+ SLN là tổng lượng không khí cấp vào tất cả các phòng, tính bằng mét khối trên giờ (m3/h).

Đặc điểm thiết kế hệ thống cấp lạnh

Thiết kế cơ bản

+ Để điều hòa công suất lạnh nhằm nâng cao hệ số đầy tải và tận dụng điện năng giờ thấp điểm. Hệ thống cấp lạnh dùng nước (và nước muối) cần được thiết kế với bể trữ lạnh.

+ Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh trong giàn bay hơi kiểu ống (nơi môi chất lạnh sôi trong không gian giữa các ống) có chức năng làm lạnh nước nên lấy không nhỏ hơn dương 2 °C. Còn đối với các giàn bay hơi kiểu khác; lấy không nhỏ hơn âm 2 °C.

+ Hệ thống máy lạnh kiểu máy nén có chứa hàm lượng dầu (bôi trơn) lớn hơn 250 kg; trong bất kỳ một máy nào đều không được phép bố trí bên trong các gian sản xuất, trong nhà công cộng và nhà hành chính-dịch vụ. Nếu bên trên trần hay bên dưới sàn của phòng máy lạnh này có không gian; là nơi thường xuyên hay tạm thời tập hợp đông người.

+ Hệ máy lạnh dùng amoniac có thể được sử dụng để cung cấp lạnh cho các xưởng sản xuất. Nếu bố trí máy trong nhà riêng biệt, trong gian chái hoặc phòng riêng biệt của gian xưởng một tầng. Giàn ngưng và giàn bay hơi được phép bố trí ngoài trời cách tường nhà không dưới 2 m. Không được sử dụng giàn lạnh bay hơi trực tiếp với môi chất lạnh là amoniac để làm mát không khí thổi vào phòng.

Chú ý:

+ Máy lạnh hấp thụ hơi nước dùng bơm ê-jec-tơ và máy lạnh hấp thụ Br-Li phải được bố trí ngoài trời hoặc trong gian máy riêng của phân xưởng sản xuất.

+ Gian máy bố trí máy lạnh Br-Li và máy lạnh ê-jec-tơ hơi nước hoặc máy lạnh có chế độ bơm nhiệt phải được xếp vào cấp nguy hiểm cháy nổ E; còn máy lạnh dùng amoniac – thuộc về cấp B. Dầu máy lạnh phải được lưu giữ trong một gian riêng.

+ Miệng xả môi chất lạnh từ van an toàn phải được đưa vượt trên cửa sổ; cửa đi và các cửa lấy gió không dưới 2 m, và không dưới 5 m cách mặt đất. Luồng xả phải được hướng thẳng lên trời. Miệng xả môi chất lạnh amoniac phải được đưa lên độ cao không dưới 3 m cao hơn mái nhà.

+ Gian máy đặt máy lạnh phải được tổ chức thông gió chung; để khử nhiệt thừa bằng hệ thống hút cơ khí được thiết kế đủ khả năng

Trong đó 

a) Thời lượng gió với bội số trao đổi không khí bằng 3, còn khicó sự cố phải đảm bảo được bội số trao đổi không khí bằng 5 đối với các loại môi chất lạnhb) Thải lượng gió với bội số trao đổi không khí bằng 4, khi có sự cố – bội số trao đổi không khí bằng 11 đối với môi chất lạnh amoniac.

Phía trên là một số đặc điểm thiết kế, lắp đặt hệ thống cấp lạnh trong điều hòa không khí. Để được tư vấn kỹ hơn về tiểu hệ thống cũng như tổng bộ hệ thống điều hòa. Xin quý khách hàng hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi – Nhà thầu Kaiyo Việt Nam để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *